“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Người Việt xưa và nay vẫn luôn chú trọng các nghi lễ trong những ngày đặc biệt. Về nhà mới là một trong những ngày cực kì quan trọng và ý nghĩa trong đời người. Nó đánh dấu mốc về một giai đoạn trưởng thành, ghi nhận thành tựu của con người. Chính vì vậy, nghi lễ cúng nhà mới được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Trong bài vết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lễ tiết này nhé!
Nội dung tóm tắt
Nghi lễ cúng nhà mới là gì? Ý nghĩa của chúng như thế nào?
Việc tìm hiểu về ý nghĩa, nguồn gốc của lễ cúng nhà mới sẽ giúp các gi chủ chuẩn bị vẹn toàn.
Nghi lễ cúng nhà mới – nhập trạch là gì?
Nghi lễ cúng nhà mới được gọi là lễ nhập trạch. Đây là danh từ Hán Việt với ý nghĩa triệt tự: “nhập” có nghĩa là vào, “trạch” có ý nghĩa là nhà. Như vậy, hiểu theo nghĩa đơn giản, nghi lễ nhập trạch là nghi lễ cúng dọn vào nhà mới. Việc thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch là cách gia chủ thông báo, tấu trình lên tổ tiên, ông bà, thần linh, thổ địa – những vị thần đang cai quản ngôi nhà. Nghi lễ cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ cổ truyền, khá quan trọng cho đến nay vẫn còn được thực hiện.
Ý nghĩa của lễ nhập trạch là gì?
“Đất có thổ công, sông có Hà Bá”, nghi lễ cúng về nhà mới là việc làm mang ý nghĩa tâm linh tốt điểm. Theo quan niệm của ông bà ta từ xa xưa, mỗi vùng đất đều có thần linh cai quản. Vì vậy, việc con cháu chuyển đến, xây dựng nhà ở cần phải trình báo. Có như vậy, các vị thần linh mới chấp thuận, phù hộ để cuộc sống gia đình, công việc thuận lợi. Đây cũng là việc cần làm để tổ tiên phù hộ cho gia đạo yên ổn, gặp nhiều may mắn.
Xem thêm:
Hướng dẫn thực hiện nghi lễ nhập trạch cho gia chủ về nhà mới trọn vẹn.
Cách chọn màu sơn nhà theo phong thủy có thể bạn chưa biết?
5 yếu tố quan trọng để phong thủy phòng ngủ vượng khí, tốt lành
Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị lễ cúng nhà mới cho gia chủ tham khảo
Nếu đây là lần đầu bạn chuẩn bị về nhà mới. Vậy thì những thông tin hướng dẫn về các bước chuẩn bị dưới đây rất cần thiết đấy!
Để nghi lễ cúng nhà mới được trọn vẹn, hoan hỉ, việc chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm là rất quan trọng. Nó cũng giúp ngày nhập trạch được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng. Hãy dùng một mảnh giấy và ghi lại những thứ cần chuẩn bị dưới đây nhé!
Chọn ngày tốt (ngày hoàng đạo) làm lễ cúng nhập trạch
Việc nhập trạch nhất thiết cần sử dụng một ngày tốt lành. Theo các chuyên gia, đó thường là ngày hoàng đạo đẹp, thuận lợi cho mọi việc. Đặc biệt cần tính đến yếu tố hợp mệnh với gia chủ.
Chuẩn bị mâm lễ vật để nhập trạch
Mâm cúng là phần rất quan trọng trong lễ cúng. Thường mâm cúng sẽ bao gồm 3 phần là mâm ngũ quả, mâm hương hoa và mâm thức ăn măn. Trong đó:
- Mâm ngũ quả là mâm bày 5 loại quả tươi, màu sắc bắt mắt theo từng mùa.
- Mâm hương hoa bao gồm hoa tươi, đèn cầy, trầu cau, vàng mã và 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo và nước sạch.
- Mâm cơm đồ mặn tùy thuộc vào từng gia chủ. Có thể thay bằng mâm cơm chay nếu gia chủ thực hiện ăn chay. Nếu là cỗ mặn thì cần có thịt luộc, tôm luộc, 1 quả trứng luộc (tam sên). Trong trường hợp đó là cỗ chay thì sẽ cần các món ăn đặc trưng như: canh rau củ, xôi đậu, chè, bánh,… Ngoài ra trong mâm cơm cũng cần chuẩn bị thêm trà, rượu, thuốc mỗi thứ 3 phần.
Văn khấn
Văn khấn là một hình thức “giao tiếp” quan trọng trong lễ cúng nhà mới. Gia chủ cần tấu trình bằng văn khấn này để bày tỏ mong muốn, xin phép chuyển nhà và đưa bàn thờ mới đến. Các câu văn khấn có ý nghĩa Hán Việt khá nhiều. Dù vậy gia chủ cần đọc với sự rành mạch và thành tâm.
Mẫu văn khấn
Dưới đây là bài văn khấn được sử dụng trong nghi lễ nhập trạch dành cho gia chủ tham khảo:
Kính Lạy: Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Kính Lạy: Các Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản Trong Khu Vực Này.
Hôm nay là ngày ……tháng ……năm ……
Tín chủ con là………
Hiện ngụ tại……..Con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật dâng bày ra trước hương án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, ngày Hoàng đạo đã định dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ dâng lên các ngài.
Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng , bày tỏ lòng hiếu thuận của con cháu. Chúng con nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, phù hộ, độ trì cho gia chủ chúng con từ đây gia đạo an yên, an khang , thịnh vượng, làm ăn may mắn, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng, sức khỏe vẹn toàn.
Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất, các Linh Hồn Chiến sĩ vong trận, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin tề tựu hưởng lễ vật.
Tín chủ con lòng thành lễ tạ Chư vị Hương Linh đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, xây dựng may mắn để công trình hoàn thành trọn vẹn. Tín chủ con xin các vị tiếp tục độ trì tín chủ từ để chúng con ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, công thành danh toại, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.
Một vài đồ vật khác trong lễ nhập trạch
Ngoài những lễ vật sử dụng trong buổi cúng, trong lễ nhập trạch gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm chiếu đang sử dụng, bếp than, chổi mới, ….
Một vài những lưu ý quan trọng khi thực hiện nghi lễ cúng nhà mới
Để ngày lễ nhập trạch được tiến hành vẹn toàn, gia chủ nên lưu ý đến một vài những thông tin sau:
- Trong trường hợp nhà vẫn chưa xây xong và gia chủ chỉ chọn ngày để nhập trạch. Lúc này bạn vẫn tiến hành các bước trong nghi lễ cúng nhà mới như bình thường. Tuy nhiên, nên sắp xếp để ngủ lại nhà mới một đêm.
- Nếu ngôi nhà mà bạn sắp chuyển vào là chung cư thì vẫn cử hành mọi nghi lễ bình thường. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong việc chuẩn bị lò than hay đốt hương để phòng cháy nổ.
- Lễ nhập trạch thường chỉ định với những ngôi nhà xây mới. Với các loại hình nhà thuê, nhà trọ tùy thuộc theo niềm tin, quan niệm của mỗi người.
- Nghi thức xông nhà mới có thể không thực hiện cùng nghi thức nhập trạch. Trong trường hợp gia chủ vẫn có thể thực hiện để xua đuổi tà khí và làm không khí trong nhà lưu thông.
- Trong suốt quá trình cửa hành nghi lễ cúng nhà mới gia chủ cần giữ tinh thần thoải mái vui vẻ. Mọi nghi thức cần thực hiện với đức tin, cẩn thận tránh ngã hay rơi đồ.
- Trong ngày đầu tiên về nhà mới, gia chủ không ngủ trưa. Theo quan niệm của dân gian, đó là biểu hiện của sự chây lì, lười biếng.
- Để cẩn thận hơn, gia chủ nên cân nhắc sử dụng các dịch vụ chuyển nhà trọn gói để đảm bảo lễ cúng được diễn ra trọn vẹn.
Tự sửa nhà 24h – cung cấp thông tin cho bạn nghi lễ cúng nhà trọn vẹn
Khi về nhà mới, hầu hết các gia chủ đều rất bận rộn với nhiều việc chuẩn bị cho nghi lễ cúng nhà mới. Tuy nhiên, đây là việc trọng đại, mang ý nghĩa tâm linh rất quan trọng trong mỗi gia đình. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu và thực hiện chúng thẩm tỷ mỷ, kỹ càng bạn nhé!
Hy vọng rằng, với những thông tin mà Tự sửa nhà 24h cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghi lễ cúng nhà mới! Nếu cho rằng đây là bài viết hữu ích, hãy cho chúng tôi xin 1 chia sẻ để có nhiều người hơn biết đến thông tin này nhé! Xin chân thành cảm ơn!