Hướng dẫn cúng Thần Tài Ông Địa rước lộc, cầu may cho gia chủ

Phong tục thờ cúng Thần Tài Ông Địa là một trong những nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt từ xa xưa. Với mong muốn được gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong sự nghiệp, công việc. Trong các gia đình, người ta vẫn thường duy trì tập tụ cúng ông Thần Tài, – Ông Địa. Vậy, cách cúng như thế nào mới thực sự đúng theo tín ngưỡng. Hãy cùng Tự sửa nhà 24h tham khảo ngay thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung tóm tắt

Tại sao cần quan tâm đến nghi lễ cúng Thần Tài Ông Địa?

Ông Địa và Thần Tài là những vị thần vốn rất quen thuộc trong cuộc sống của người Việt. Mọi người vẫn thường biết rằng đây là những vị thần linh giúp mang lại may mắn, tài lộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vị thế cũng như nghi thức cúng Thần Tài Ông Địa.

Cúng Thần Tài Ông Địa
Cúng Thần Tài Ông Địa là phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt.

Theo tín ngưỡng thờ cúng dân gian, mỗi bàn thờ sẽ chỉ thờ 1 Ông Địa – và 1 ông Thần Tài. Tuy nhiên, 2 vị thần này mỗi người đều đại diện cho 5 vị Thần khác. Cụ thể:

  • Ông Địa (tên gọi đầy đủ là Thần Thổ Địa) là vị thần đại diện cho 5 vị thần sau: Trung ương Huỳnh Đế, Nam Phương Xích Đế, Tây Phương Bạch Đế, Đông Phương Thanh Đế, Bắc Phương Hắc Đế. Ông Địa là vị thần được miêu tả với vẻ bề ngoài béo khóa. Ông Địa có bụng phệ, tròn trịa và thường mặc ngực trần. Ông Địa cầm quạt, trên đầu có vấn khăn và thường có khuôn mặt cười tươi tỉnh. Theo quan niệm dân gian, việc thờ ông Địa nhằm thể hiện bày tỏ ước nguyện, mong ông phù hỗ, cai quản để giữ vững sự bình yên đất đai cho gia chủ.
  • Ông Thần Tài cũng là vị thần đại diện cho 5 vị thần: Bạch Thần Tài, Thanh Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Xích Thần Tài, Hắc Thần Tài. Thần Tài là vị thần được miêu tả với tay cầm đĩnh vàng. Theo quan niệm xưa, ông thần tài được thờ cúng với mong muốn ông mang lại tài lộc, vận may cho gia chủ.

Cúng ông Địa thần Tài gồm những lễ vật gì? 

Theo truyền thống của người Trung Hoa, việc thờ cúng, khấn vái Thần Tài cần trịnh trọng, trang nghiêm. Tuy nhiên, đối với phong tục thờ cúng của người Việt, cách cúng Thần Tài Ông Địa trở nên thân quen và bình dị hơn. Điều này được thể hiện rất rõ trong lễ vật dâng cúng.

Các lễ vật cúng cần bày soạn tươm tất.

Người Việt thường lựa chọn heo quay, vịt quay, cua biển và chuối chín vàng để thờ Thần Tài. Trong khi đó, lễ vật dâng cúng Ông Địa thường là chuối xiêm, thuốc lá hay 1 ly cafe.

Đặc biệt, trong năm ngày mùng 10 tháng Giêng được coi là ngày lễ cực quan trọng bởi đây là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, gia chủ dâng lên bàn thờ những lễ vật thịnh soạn bao gồm: 1 con tôm hùm lớn, 1 bình hoa, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua biển, 1 miếng thịt heo quay, 1 mâm ngũ quả, 1 xấp tiền vàng mã, 1 cút rượu nhỏ.

Mặc dù theo đúng phong tục lễ cúng Thần Tài – Ông Địa cần đầy đủ như vậy. Tuy nhiên, việc gia chủ dâng lễ cũng tùy thuộc vào khả năng kinh tế và tập quán của từng vùng. Quan trọng, khi dâng lễ vật cúng các vị thần nay, gia chủ cần chuẩn bị bằng cả lòng thành tâm sửa soạn dâng lên. Như vậy, ngay cả khi lễ vật đơn sơ, các vị thần cũng vẫn sẽ chứng giám và phù hộ.

Hướng dẫn cách cúng Thần Tài Ông Địa hàng ngày

Không giống lễ cúng gia tiên thường chỉ thực hiện vào ngày rằm, mùng 1. Việc cúng Thần Tài Ông Địa cần thực hiện hằng ngày. Đặc biệt, những hộ gia đình kinh doanh, điều này càng cần chú trọng. Theo phong tục, lễ vật để thờ Thần Tài – Ông Địa hàng ngày thường gồm: hộp bánh, đĩa hoa quả, cốc café, chén nước thanh thủy, hoa tươi. Tuy nhiên, trong quá trình cúng cần lưu ý một vài điều sau để tránh thất lễ, “làm phật ý” các vị thần:

Cách cúng Ông Địa Thần Tài hằng ngày tùy theo điều kiện của gia chủ.
  • Thời gian để thắp hương cúng chỉ nên từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h.
  • Mỗi lần cúng cần đốt 5 cây nhang.
  • Mỗi buổi sáng, gia chủ cần thực hiện thay nước trắng và nước trong lọ hoa
  • Cách thờ cúng ông Địa thần Tài vào ngày vía Thần tài, ngày rằm, mồng một

Hướng dẫn cúng thần Tài ông Địa vào ngày Vía Thần Tài

Trong tục thờ cúng thần Tài ông Địa, ngày Vía Thần Tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là ngày mà theo quan niệm xa xưa nói rằng là ngày tốt lành, người dân cầu vía để được hưởng vận may tài lộc thì các vị thần. Chính vì vậy, vào ngày mùng 10 tháng giêng, ngày vía Thần Tài được rất nhiều người coi trọng. Ngày lễ này đặc biệt được tổ chức rất rầm rộ tại miền Nam nước ta.

Cúng Thần Tài Ông Địa
Ngày Vía Thần Tài là ngày lễ cầu may quan trọng.

Vào ngày vía Thần Tài, các gia chủ thường bày soạn mâm lễ bao gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm và 1 quả trứng luộc. Ngoài ra, tùy theo phong tục tập quán và điều kiện kinh tế bạn có thể cân nhắc chọn lựa thêm các vật phẩm thờ cúng khác:

  • Các loại hoa tươi nên lựa chọn như hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền.
  • Rượu, vàng giấy, vàng mã
  • Nước thanh thủy
  • Thịt heo quay, cá lóc nướng là những lễ vật đặc trưng mà người miền Nam thường dâng lên trong mâm cỗ cúng ngày vía Thần Tài.

Một vài lưu ý quan trọng trong cách cúng ông Địa thần Tài vào ngày Vía Thần Tài:

  • Lễ cúng nên được thực hiện trong nhà và nên bày soạn một cách thành tâm, sạch sẽ.
  • Trước khi cử hành lễ nhất thiết cần lau dọn bàn thờ thật cẩn thận, sạch sẽ. Tốt nhất là lau bằng nước lá bưởi hoặc nước sạch, nước ngũ vị hương. Cần dùng khăn tay trắng, sạch sẽ và chỉ sử dụng chuyên cho việc lau dọn ban thờ.
  • Lễ cúng nên được thực hiện với đèn dầu, nến tạo nên hơi ấm, sự linh thiêng cho không gian thờ cúng.

Những lưu ý quan trọng khi thờ cúng Thần Tài ông Địa

Thần Tài, Ông Địa là những vị thần rất gần gũi trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Mặc dù vậy, để thực hiện phong tục thờ cúng các vị thần được trọn vẹn không phải ai cũng biết. 4 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có được lễ tiết cúng thần Tài ông Địa trọn vẹn:

Cúng Thần Tài Ông Địa
Cần lưu ý một vài điều để có cách thờ cúng thành tâm.

Chăm sóc, lau dọn thường xuyên cho bàn thờ

Đặc thù của bàn thờ Ông Địa và Thần Tài là nằm sát dưới đất. Tuy nhiên, đây lại lại 2 vị thần ưa sạch sẽ. Chính vì vậy, trong phong tục thờ cúng, nhất thiết gia chủ cần thường xuyên lau dọn bàn thờ.

Gia chủ nên thực hiện tắm cho 2 vị thần bằng cách khi trời mưa đưa tượng 2 vị ra đặt trong thau sạch và để tắm mưa. Sau đó, bạn cần cẩn trọng lau khô và đặt 2 vị thần vào vị trí cú. Có thể, xịt nước hoa hương dịu nhẹ bởi cả 2 vị thần đều thích điều này.

Hướng dẫn cách thắp hương khi mới lập bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Những ngày đầu mới lập bàn thờ, theo tín ngưỡng gia chủ cần thực hiện thắp hương liên tục trong 100 ngày để ban thờ tụ khí. Ngoài ra, một điều gia chủ cần lưu ý đó là tuyệt đối không được tắt đèn trên bàn thờ.

Việc thờ cúng thần Tài ông Địa trong những ngày này không cần quá cầu kì. Có thể chỉ cần nước thanh thủy mới và thắp hương mỗi ngày.

Cách thờ cúng ông Địa thần Tài làm thế nào để thu hút tài lộc

Mặc dù việc thờ cúng Thần Tài thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, trong những ngày mùng 1, ngày rằm hay lễ tết cần thịnh soạn hơn. Vào ngày này nên thực hiện thắp 5 nến theo hình chữ thập. Ngoài ra, khi chọn mua hương, giá chủ nên sử dụng hương cuốn để tạo nên tài hương đẹp, thu hút tài lộc. Chân hương trong ban thờ Thần Tài chỉ nên rút và đốt hóa vào ngày 23 tháng chạp.

Cúng Thần Tài Ông Địa
Nên chọn hương vòng để bàn thờ Thần Tài đẹp mắt, tụ lộc.

Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Hoa quả tươi luôn cần được bày biện trên ban thờ 2 vị thần này. Bạn có thể lựa chọn những loại quả vốn để được lâu như chuối, bưởi,…

Hy vọng, với những thông tin về phong tục cúng thần Tài ông Địa mà Tự sửa nhà 24h cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nét văn hóa tín ngưỡng này. Để cầu may, cầu tài lộc, thuận lợi trong công việc. Bạn hãy bắt đầu từ chính cách thực hiện cúng 2 vị thần này tươm tất với lòng thành kính dâng lên nhé!

Xem thêm:

Tất tần tật những việc cần làm trong lễ cúng nhà mới của người Việt

Hướng dẫn thực hiện nghi lễ nhập trạch cho gia chủ về nhà mới trọn vẹn

Tổng hợp những loại cây hợp tuổi trồng trong nhà bạn nên biết

 

 


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *