Hướng dẫn thực hiện nghi lễ nhập trạch cho gia chủ về nhà mới trọn vẹn

Một trong những công việc quan trọng mang ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh mà gia chủ cần làm khi về nhà mới đó chính là lễ nhập trạch. Nghi lễ này không quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên không phải cũng hiểu biết đầy đủ và thực hiện nghi lễ này trọn vẹn. Nếu bạn đang có dự định xây nhà hoặc bạn sắp về nhà mới thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Nội dung tóm tắt

Lễ nhập trạch là nghi lễ gì?

Để hiểu và thực hiện lễ nhập trạch sao cho đúng gia chủ cần tìm hiểu từ ý nghĩa của nó. Theo đó, Nhập trạch là tên gọi Hán Việt với ý nghĩa triệt tự là: “nhập”- vào, “trạch” – nhà. Như vậy, có thể hiểu đơn giản Nhập trạch là nghi lễ mà ở đó gia chủ chính thức dọn vào ở nhà mới. Nghi lễ này đã có từ ngàn đời và vẫn được thực hiện trong các gia đình khi về nhà mới hiện nay.

lễ nhập trạch
Lễ Nhập trạch là gì là điều mà nhiều gia chủ băn khoăn khi thực hiện.

Theo quan niệm truyền thống xa xưa, mỗi vùng đất đều có những vị thần trấn quản. Chính vì vậy, việc chuyển đến ở sinh sống tại vùng đất mới gia chủ cần làm lễ trình báo xin phép. Hành động này sẽ được sự cho phép của các vị thần. Từ đó cho cuộc sống của gia chủ được hòa thuận, công việc thành công, gặp nhiều may mắn.

Ở một khía cạnh nào đó, lễ nhập trạch cũng giống như việc bạn thực hiện khai báo, đăng ký hộ khẩu với thổ địa, thần linh- những vị thần đang cai quan ngôi nhà. Với văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng cần được thực hiện thành kính khi về nhà mới. Cũng chính vì ý nghĩa tâm linh cực kì sâu sắc này nên cho đến nay đây vẫn là nghi lễ được coi là “bắt buộc” với bất kì gia chủ nào.

Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị lễ nhập trạch đúng phong tục truyền thống

Dù không phải là một nghi lễ mới. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều rất băn khoăn bởi không hiểu phải thực hiện lễ nhập trạch như thế nào mới đúng. Để tránh việc làm lễ thiếu sót, bạn cần nắm bắt đầy đủ những thông tin sau:

Chọn ngày tốt để cử hành lễ nhập trạch

Theo quan niệm của ông bà từ xưa, những việc làm trọng đại trong đời cần được thực hiện vào những ngày, giờ đẹp. Chính vì vậy, nhập trạch cần phải được tiến hành trong những ngày hoàng đạo. Việc đầu tiên bạn cần tham khảo đó là chọn lấy một ngày hoàng đạo đẹp. Lý tưởng nhất chính là khi ngày đó hợp với tuổi mệnh của gia chủ.

Chuẩn bị mâm đồ cúng trong lễ nhập trạch

Mâm cúng là một trong những điều tiếp theo mà bạn buộc phải quan tâm khi cúng nhập trạch. Thông thường, sẽ chia mâm cúng làm 3 phần là mâm ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn mặn. Nếu gia đình cử hành lễ trong không gian rộng, làm lễ lớn thì bạn có thể tách nhỏ 3 mâm này. Trong trường hợp điều kiện không phù hợp thì bạn có thể bay 3 phần cỗ này chung một mâm.

lễ nhập trạch
Cần chuẩn bị mâm cúng nhập trạch tươm tất.

Một điều cần đặc biệt lưu ý rằng, mâm cúng chỉ là vật phẩm tượng trưng. Để lễ nhập trạch có ý nghĩa gia chủ cần có lòng thành xuất phát từ tâm. Sẽ không hề có chuyện mâm cúng lớn sẽ được tổ tiên phù hộ nhiều và ngược lại.

  • Mâm ngũ quả bạn cần lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon. Có thể chọn nhiều hơn nhưng nên lựa chọn số lẻ và sau đó trình bày cho đẹp mắt.
  • Mâm hương hoa cần bày lọ hoa tươi. Những loại hoa phù hợp để chúc mừng, cúng nhà mới bao gồm: hồng, cúc hoặc ly. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị thêm vàng mã, trầu cau,….
  • Mâm cơm mặn tùy thuộc vào quan niệm và thói quen tổ chức thờ cúng của gia đình.
  • Ngoài ra mâm cơm cúng trong lễ nhập trạch còn cần thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

Văn khấn

Văn khấn là những thời thỉnh cầu chân thành mà gia chủ muốn gửi đến tổ tiên.Văn khấn sử dụng trong lễ nhập trạch bao gồm văn khấn gia tiên và văn khấn thần linh. Hiện nay các tập văn khấn này được bày bán rất phổ biến trên thị trường. Gia chủ có thể tham khảo và chọn mua.

Chuẩn bị một vài các sản phẩm các đồ vật khác

Ngoài những lễ vật quan trọng trên thị bạn cũng cần chuẩn bị thêm một vài những vật dụng khác bao gồm:

  • Một bếp than hồng với lửa cháy liu riu dùng để ở giữa cửa chính.
  • Chiếu đang sử dụng. Chiếc chiếu này sau đó sẽ được trải ra và gia chủ sẽ ngồi, nằm lên trong buổi về nhà mới.

Khi thực hiện lễ, các thành viên trong gia đình cần cầm sẵn các dụng cụ, đồ vật để bước vào nhà. Quan niệm dân gian cho rằng đây chính là cách để mang lại sự may mắn cho gia chủ khi chuyển vào nhà mới.

Thực hiện lễ nhập trạch như thế nào?

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nghi lễ và thủ tục cần thiết. Lễ nhập trạch sẽ được tiến hành như sau:

1: Thực hiện đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào.

2: Cần chuẩn bị đồ đạc đầy đủ để sẵn sàng tiến hành nghi lễ nhập trạch.

3,: Chủ nhà bước qua lò than và vào nhà trước tiên. Lưu ý cần bước chân trái trước, chân phải sau. Trên tay chủ nhà bưng trịnh trọng bát hương, bài vị gia tiên.

4: Gia chủ sau đó sẽ tiến hành bật toàn bộ hệ thống điện và mở mọi cánh cửa. Điều này sẽ giúp không khí trong nhà khai thông, đánh thức các vị thần cai quản ngôi nhà.

5: Tiến hành sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông thổ địa cho ngay ngắn. Sau đó nhanh chóng bày mâm cúng ở giữa nhà. Mâm cúng và cách ngồi cúng nên ngồi đúng hướng phù hợp với mệnh của gia chủ.

6: Lễ nhập trạch tiếp tục bằng việc gia chủ thắp nhang, khấn. Trong khi đó các thành viên còn lại cũng cần đứng nghiêm trạng, chắp tay niệm.

Gia chủ cần bày tỏ lòng thành kính khi làm lễ.

7: Sau khi đọc văn khấn, gia chủ chờ nhang tàn dần. Sau đó, gia chủ bước vào bếp và pha một ấm trà. Việc bật bếp, khai hỏa có ý nghĩa tạo nên sức sống mới, khơi gợi nguồn tài lộc trong gia đình.

8: Tiến hành hóa tiền vàng. Sau đó kết thúc bước này bằng việc vẩy lên một chút rượu vào tàn tro.

9: Đặc 3 hũ muối, gạo, nước cúng trở lại bàn thờ ông địa. Đây là những vật phẩm vốn tương trưng cho sự no đủ, ấm cúng, hòa thuận.

10: Lúc này, lễ nhập trạch về cơ bản đã xong. Gia chủ có thể lần lượt đưa các thùng đồ vào nhà, sắp đặt theo mong muốn.

Lưu ý gì khi thực hiện lễ nhập trạch?

Bên cạnh việc thực hiện tuần tự các bước trên, để lễ nhập trạch được trọn vẹn, gia chủ cũng nên tham khảo những điều này:

Lễ nhập trạch cần được thực hiện dưới sự chứng kiến của những thành viên trong gia đình.
  • Nghi thức xông nhà mới dù không quan trọng như lễ nhập trạch. Tuy nhiên, nó lại có ý nghĩa giúp xua đuổi tà khí và làm không khí trong ngôi nhà mới. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần mua hương trầm, hương đốt trong lư và xông khắp nhà.
  • Trấn nhà nên đặt tiền xu hoặc đá phong thủy phù hợp với mệnh của gia chủ. Đây là phương pháp giúp đưa may mắn, tài lộc vào nhà và giữ cho nó không thất thoát.
  • Treo chuông gió sẽ được cho là vật sẽ  giúp xua tà khí, hút tài vận. Vì vậy, gia chủ có thể lựa chọn đặt chúng tại trước cửa ra vào hoặc khu vực cửa sổ.

Hy vọng rằng, với những thông tin về lễ nhập trạch mà  Tự sửa nhà 24H cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghi thức này. Là một nghi lễ vô cùng quan trọng và cần được thực hiện với sự chuẩn bị tươm tất nhất. Bạn hãy thực hiện lễ về nhà mới bằng sự thành tâm, thành kính để được tổ tiên phù hộ, chứng giám. Chúc bạn có buổi làm lễ thành công, viên mãn.

 

 

 

 


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *